Doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng phải chịu thuế


Nghị định 122 của Chính phủ vừa ban hành bổ sung loại thu nhập chịu thuế trong đó có lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu nhập từ bán ngoại tệ, các khoản hoàn nhập dự phòng...
Ngày 27/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, trong điều khoản quy định “Thu nhập chịu thuế” được sửa đổi và bổ sung thêm một số loại thu nhập. Đáng chú ý là trong đó có bổ sung loại thu nhập từ lãi tiền gửi.

Cụ thể, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp đồng cho vay vốn đều phải chịu thuế thu nhập.
Thu nhập từ bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (trừ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh).
Ngoài những thu nhập trên, Nghị định cũng quy định các loại thu nhập khác phải chịu thuế là từ hoàn nhập các khoản dự phòng (trừ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp; hoàn nhập khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập cũng phải chịu thuế.
Tương tự là các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác; thu nhập từ bản quyền dưới mọi hình thức, thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức; thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật…
Ngay cả các khoản thu từ các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được cũng thuộc diện phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết việc xác định các khoản thu nhập nói trên và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012, áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.

 ND122CP.pdf — PDF document, 445Kb
Theo Thùy Duyên

VnEconomy

Miễn thuế cũng như không (2011)


TT - Từ tháng 8 đến nay, nhiều người chỉ có thu nhập tính thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân như cách hiểu lâu nay. Theo tính toán sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn xác định thu nhập để làm căn cứ xác định miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm tháng cuối năm 2011. Điều bất ngờ là căn cứ để miễn thuế TNCN dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng trong năm chứ không dựa vào thu nhập năm tháng cuối năm 2011, thời gian được miễn thuế theo nghị quyết của Quốc hội.
Theo tính toán, với cách tính trên sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế.
Chỉ miễn cho thu nhập bậc 1
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng mới được miễn thuế TNCN. Nếu thu nhập tính thuế cao hơn 5 triệu đồng thì không được miễn.
Bộ Tài chính cũng nêu rõ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012 do đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp cũng được miễn thuế. Trước đây một số DN có quyết định chia cổ tức trước ngày 1-8-2011 nhưng cổ đông thực nhận sau 1-8 đã làm văn bản hỏi cục thuế địa phương thì được trả lời do việc chia cổ tức được thực hiện trước 1-8 nên không được miễn thuế. Ngoài ra, trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu (được trả thay cho cổ tức) từ ngày 1-8-2011 đến hết 31-12-2012 cũng được miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giảm 50% số thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân trong giai đoạn từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012.
Với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12, hằng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn phải kê khai thuế nhưng tạm thời không khấu trừ thuế. Với cá nhân có thu nhập tính thuế lớn hơn 5 triệu đồng/tháng, tổ chức trả thu nhập phải khấu trừ thuế trên toàn bộ thu nhập chịu thuế. 
Thiệt cho người lao động?
Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cách xác định công thức tính số thuế được miễn đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh của cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 theo cách tính bình quân thu nhập 12 tháng trong năm 2011.

Nghị quyết quy định 5 tháng
Nghị quyết Quốc hội quy định: miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 tháng 8-2011 đến hết ngày 31 tháng 12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.
Nghị định 101 của Chính phủ quy định thêm: thu nhập tính thuế làm căn cứ xác định việc miễn thuế là thu nhập tính thuế bình quân tháng của cá nhân thực nhận trong năm 2011.
Do chỉ ưu đãi với cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần, tức nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng, nên theo các chuyên gia, cách tính dựa trên thu nhập trung bình các tháng trong năm không có lợi cho người nộp thuế bằng cách tính thu nhập trung bình năm tháng cuối năm.
 Lý do là thu nhập của những tháng đầu năm, đặc biệt tháng 1, tháng 2, thường cao hơn những tháng cuối năm do đây là thời điểm đơn vị chi trả thu nhập thưởng tết cho người lao động. Do vậy, nếu căn cứ trên thu nhập bình quân các tháng trong năm để miễn thuế sẽ có nhiều trường hợp người lao động có thu nhập tính thuế bình quân năm tháng cuối năm nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng nhưng lại bị loại khỏi danh sách miễn thuế.
Theo luật sư Trần Xoa - giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, theo tinh thần của nghị quyết 08 của Quốc hội và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn 10790 của Bộ Tài chính, cơ quan chi trả đã không thu thuế của các lao động có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12-2011.
Do vậy, trong trường hợp trên, khi quyết toán năm, cá nhân trên sẽ bị truy thu thuế. Theo ông Xoa, như vậy là không công bằng vì tinh thần nghị quyết của Quốc hội là miễn thuế TNCN năm tháng cuối năm với người có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần do tình hình kinh tế cuối năm khó khăn. Hướng dẫn như nghị định 101 và thông tư 154 dẫn đến người lao động bị mất quyền lợi.
Trước kia theo dự thảo nghị định, người lao động được chọn lựa cách tính có lợi cho mình: thu nhập bình quân các tháng trong năm hoặc bình quân năm tháng cuối năm. Tuy nhiên khi ban hành nghị định chính thức chỉ còn một cách tính là lấy bình quân thu nhập 12 tháng trong năm, làm triệt tiêu quyền lợi chính đáng của người lao động đã được Quốc hội cho.
Hiện nay các cơ quan chi trả cũng rối với hướng dẫn mới. Trước đây, sau khi Quốc hội có nghị quyết về miễn thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần, Bộ Tài chính đã có công văn 10790 chỉ đạo các cục thuế địa phương thông báo cho các doanh nghiệp không được tạm thu trước của người lao động. Nay sắp phải quyết toán năm, nhiều lao động thuộc diện phải truy thu thuế năm tháng cuối năm đã nghỉ việc thì ai sẽ chịu trách nhiệm nộp số thuế truy thu?
So sánh cách tính thu nhập chịu thuế dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng và thu nhập của 5 tháng cuối năm:
Giả sử ông C có thu nhập bình quân bảy tháng đầu năm là 10 triệu đồng/tháng, năm tháng cuối năm 9 triệu đồng/tháng, không có người phụ thuộc.
(*) Nếu tính riêng thu nhập bình quân năm tháng cuối năm thì năm 2011 ông C chỉ nộp thuế TNCN bảy tháng đầu năm: 350.000 đ x 7 = 2.450.000 đồng. Năm tháng cuối năm được miễn thuế.
Nếu tính bình quân cả năm thì ông C phải nộp: 308.000 đ x 12 tháng = 3.696.000 đồng, tức tăng thuế phải nộp là 1.246.000 đồng.
ÁNH HỒNG (tuoitre.vn)

“Can thiệp” file PDF bằng phần mềm miễn phí

 PDF là định dạng văn bản thông dụng hiện nay do có ưu điểm về khả năng bảo mật, nhưng PDF cũng có hạn chế về mặt can thiệp và chỉnh sửa. Với PDFTools, bạn sẽ sở hữu một công cụ làm việc mạnh mẽ với file PDF.
Đặc điểm nổi bật nhất của PDF là không thể chỉnh sửa nội dung bằng những công cụ thông thường (điểm này vượt trội hơn so với định dạng .doc của Microsoft Word), tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng chừng đó là chưa đủ, hãy thử sử dụng PDFTools.
PDFTools là công cụ miễn phí, cung cấp những tính năng mã hóa để bảo mật nội dung file PDF, đồng thời còn cho phép người dùng cắt, ghép, sắp xếp lại số trang hoặc đóng dấu bản quyền lên file PDF…
Downlaod PDF Tools miễn phí tại đây (Chương trình cần cài đặt môi trường Java để sử dụng, download tại đây)
Sau khi download và cài đặt, tại giao diện chính, bạn có thể nhận ra đầy đủ các tính năng của chương trình.


Encrypt PDF: cho phép người dùng đặt mật khẩu bảo vệ cho file PDF. Kích vào Source PDF File để chọn file cần bảo vệ, Output PDF File để chọn vị trí lưu file sau khi mã hóa. Điền mật khẩu vào khung Passphrase for encrypted PDF, mục Owner Password để bạn điền mật khẩu của file gốc (nếu file đã được đặt mật khẩu từ trước). Cuối cùng đánh dấu vào tùy chọn 128bit và nhấn Encrypt.


Decrypt PDF: nếu đã đặt mật khẩu bằng chức năng ở trên, thì đây chính là chức năng để gỡ bỏ mật khẩu khỏi file PDF. Tiến hành tương tự như trên, chọn file gốc và vị trí lưu file sau khi gỡ bỏ mật khẩu, điền mật khẩu của file gốc và nhấn vào Decrypt.

Rất tiếc, theo tác giả của phần mềm, tính năng này hiện đang gặp lỗi về sẽ được khắc phục trong phiên bản tiếp theo.


Join Multiples PDFs: cho phép ghép nhiều file PDF khác nhau thành 1 file duy nhất, với số trang được sắp xếp theo danh sách từng file. Để làm điều này, bạn nhấn Add PDF để chọn file đưa vào danh sách, mụcOutput PDF File để lưu file sau khi ghép, cuối cùng nhấn Join.
Bạn có thể sử dụng các nút Move Up, Move Down để sắp xếp thứ tự các file trong danh sách, hoặc Remove PDF để loại bỏ file khỏi danh sách.

Split PDF: là tính năng trái ngược với tính năng trên, cắt nhỏ 1 file PDF ra thành nhiều file khác nhau. Có rất nhiều tùy chọn cắt file khác nhau. Bạn có thể cắt mỗi trang ra thành 1 file, hoặc cắt trong phạm vi từ trang này đến trang kia.




Stamp PDF: là tính năng cho phép người dùng đóng dấu bản quyền lên nội dung file PDF để tránh bị người khác “ăn cắp”. Bạn có thể đóng dấu bằng 1 đoạn text hoặc bằng 1 file ảnh (logo). Bạn cũng có thể tùy chọn vị trí do chương trình cung cấp (các góc file, trên hay dưới…) hoặc điền tọa độ để chén vào file…


- Với tính năng Rearrange PDF, người dùng có thể sắp xếp đảo lộn trật tự file PDF, ghép 2 trang làm một để tiết kiệm số trang….


PDF Creator: là tính năng tạo file PDF từ file XML. Tuy nhiên, một điều khó hiểu là tác giả của phần mềm lại chọn file XML thay vì các định dạng file thông dụng như doc hay txt. Hy vọng, tính năng tạo file PDF sẽ được cải tiến trong các phiên bản sau.

Trên đây là các tính năng mà PDFTools cung cấp cho bạn. Ưu điểm của phần mềm này đó là tốc độ xử lý nhanh và không chiếm dụng nhiều tài nguyên.

Hy vọng với PDFTools, bạn sẽ có thêm 1 công cụ để tiến hành xử lí trên file PDF.

Phạm Thế Quang Huy (dantri.com)

Hỗ trợ lập Báo cáo tài chính



Qua kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các công ty, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhận thấy nhiều công ty kiểm toán vừa và nhỏ còn thực hiện việc tổng hợp kết quả kiểm toán, lập danh sách bút toán điều chỉnh, lập báo cáo tài chính (BCTC) riêng và BCTC hợp nhất sau kiểm toán… một cách thủ công, chưa có công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ, dẫn đến việc tổng hợp, kết nối số liệu mất rất nhiều thời gian và dễ bị sai sót...

Với mục đích hỗ trợ hội viên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, chuẩn bị cho mùa kiểm toán 2011-2012, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã phối hợp với các chuyên gia để xây dựng Công cụ “Hỗ trợ lập báo cáo tài chính” gắn với Chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành tháng 10/2010. Công cụ này được thực hiện trên Visual Basic, với ưu điểm chính là dung lượng nhỏ gọn, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh với độ chính xác cao. Các tính năng hỗ trợ của công cụ này bao gồm: (1) Lập biểu phân tích sơ bộ BCTC (A510) và phân tích tổng thể BCTC (B420); (2) Lập biểu xác định mức trọng yếu (A710); (3) Lập và lựa chọn danh sách các bút toán điều chỉnh (B360) và danh sách bút toán không điều chỉnh (B370); (4) Lập Bảng cân đối phát sinh (B350); (5) Lập BCTC riêng/BCTC tổng hợp/BCTC hợp nhất trước và sau kiểm toán (B340); (6) Kết xuất dữ liệu lên các biểu tổng hợp (lead sheet); ...
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam sẽ tiến hành buổi giới thiệu và đào tạo về Công cụ “Hỗ trợ lập báo cáo tài chính” vào 13h30 ngày 13/12/2011 tại tầng 1 - Nhà khách Bộ Quốc Phòng số 33A Phạm Ngũ Lão, TP Hà Nội và 13h30 ngày 14/12/2011 tại Hội trường lầu 6 - Khách sạn Victory, 14 Võ Văn Tần, quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. (VACPA đã gửi Giấy mời cho các công ty kiểm toán theo công văn Số: 305-2011/VACPA ngày 28 tháng 11 năm 2011).
Xác nhận tham dự: Để công tác chuẩn bị hội trường và tài liệu được chu đáo, xin vui lòng đăng ký danh sách thành viên tham dự trước ngày thứ 6 (9/12/2011), theo địa chỉ:
Khu vực phía Bắc: email: vacpahn@mof.gov.vn/nguyenhoang@vacpa.org.vn hoặc qua điện thoại (04) 3 972 4334 (ext 104).
Khu vực phía Nam: email: vacpahcm@mof.gov.vn/buiducphuong@vacpa.org.vn hoặc qua điện thoại (08) 3 930 6435 (ext 104)
Đồng thời đề nghị Quý vị khi tham gia khóa học, cần mang theo laptop có sẵn bộ cài Công cụ “Hỗ trợ lập báo cáo tài chính”(chỉ dùng cho khóa đào tạo trên).Để tải về máy tính công cụ này, mời quý vị vào đây để tải về vào ngày 8/12/2011.

Tải về Công cụ "Hỗ trợ lập Báo cáo tài chính" Tại đây!

Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn cài đặt trước khi dùng!
Trân trọng kính báo!
Theo VACPA

Hướng dẫn thay đổi IP , SSID, Passwork cho TP-Link


Cách căm dây từ Modem tới Wireless Router và Desktop

Thay đổi địa chỉ IP cho Wireless:- Khi đổi IP,SSID,PASS cho Wireless tốt nhất các bạn nên cắm dây như trong hình vì mỗi lần thay đổi bộ phát wifi sẽ tiến hành reboot và bạn phải connect lại rất bất tiện
-Mặc định của bộ phát wifi thường set sẵn địa chỉ IP cho Wireless là 192.168.1.1 bị trùng với địa chỉ của Modem nên bạn cần phải đổi sang 1 dải IP khác ví dụ 192.168.0.1 hoặc 192.168.x.x

+Mở trình duyệt IE hoặc Firefor gõ 192.168.1.1 ==> User và Passwork: admin
+Tích vào Network - Lan - IP Address : 192.168.1.1 đổi thành 192.168.0.1 hoặc 192.168.2.1 tuỳ bạn ==> SAVE
==>OK và đợi Wireless khởi động lại rồi tiếp theo đổi SSID và đặt Passwork
Đổi tên cho Wireless (SSID)
+ Tích Wireless - Wireless Setting - SSID - SAVE , Chú ý nếu bạn chỉ cần đổi tên không cần đặt passwork thì bạn phải kích vào chữ "click here" ngay trên chữ SAVE để Reboot còn nếu bạn tiếp tục đặt passwork thì ko cần
Đặt passwork cho Wireless
+ Tích Wireless - Wireless Security - chọn WPA-PSK/WPA2-PSK , Chú ý Version nên chọn là WPA-PSK , Encryption nên chọn là AES không nên để Automatic vì nhiều thiết bị không phù hợp với chế độ bảo mật WPA2-PSK . PSK passwork đặt ít nhất 8 kí tự nhiều nhất là 32 kí tự  sau đó chọn SAVE => OK => click here => Reboot
Cách đặt passwork trên tương tự cho ai muốn đổi lại pass nhưng sau khi đổi pass các bạn phải vào card wifi ( Laptop , Iphone , Điện thoại ) để xoá profile lưu pass của mình sau đó Connect lại wifi sẽ hỏi bạn pass mới
Xoá profile voi Windows XP
Xoá profile với Windows 7
vnwifi.net

Reset mật khẩu đăng nhập Windows 7 quá dễ dàng


Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giúp các bạn reset lại mật khẩu đăng nhập Windows 7 khi quên. Tuy nhiên hầu hết các phần mềm đó đều yêu cầu người nhiều thao tác rắc rối nếu không nó yêu cầu các bạn phải trả phí mới có thể sử dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn một công cụ có thể giúp bạn reset lại mật khẩu  đăng nhập Windows một cách dễ dàng chỉ với cài cái click chuột và đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí.
 

Đầu tiên bạn tải tập tin chương trình ở dạng ISO tại:  http://www.mediafire.com/?13h1yu33x10k13b hoặchttp://www.megaupload.com/?d=P366ORYR. Sau khi tải về bạn hãy ghi file ISO này ra đĩa CD, nếu không có ổ ghi bạn có thể sử dụng chương trình ISO to USB (tại miễn phí tại http://www.mediafire.com/?4ny639bdjt7t2qc) để ghi file ISO này ra USB.
 

Giờ bạn tiến hành khởi động máy tính cần reset mật khẩu bằng đĩa CD hoặc USB vừa tạo. Bạn chờ trong giây lát để chương trình chạy và đến khi xuất hiện hộp thoại như hình dưới thì bạn bấm Next >> để tiếp tục.

Cửa sổ tiếp theo hiện lên yêu cầu bạn trỏ đúng đường dẫn về tập tin SAM và SYSTEM. Mặc định nếu bạn cài hệ điều hành của mình trên ổ C thì sẽ có đường dẫn đúng như đường dẫn mặc định mà chương trình đã cung cấp. Nếu bạn cài đặt hệ điều hành của mình ở ổ đĩa khác thì bạn mới cần chỉnh lại cho phù hợp. Sau khi trỏ xong bạn bấm Next >> để tiếp tục.
 


Lúc này chương trình sẽ liệt kê tất cả các tài khoản có trên máy tính của bạn. Bạn chú ý ở mục Status nếu tài khoản nào có mật khẩu bảo vệ sẽ là hình biểu tượng ổ khóa đóng còn không thì sẽ là biểu tượng chìa khóa mở. Bạn bấm chọn vào tài khoản mình muốn reset mất khẩu rồi bấm Next >> để tiếp tục.
 
 


Tại cửa sổ mới hiện ra bạn có thể tạo mật khẩu thay thế bằng cách điền mật khẩu mới vào khung New password. Nếu không muốn đặt password nữa bạn hãy bỏ trống khung đó rồi bấm << Reset/Change >>.


Và bạn hãy bấm NO rồi OK ở 2 thông báo hiện ra sau đó. Cuối cùng bạn bấm Exit để khởi động lại máy tính.
 
 

Vậy là bạn đã reset thành công mật khẩu đăng nhập cho máy tính của mình. Không chỉ hỗ trợ Windows 7 mà chương trình còn hỗ trợ các đời Windows trước đó.

 
 
Huỳnh Lão Tà (Tnep SoftPedia)

Tổng cục thuế thông báo về việc nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.0.2

TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO
Về việc nâng cấp phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.0.2
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hỗ trợ tổ chức, cá nhân kê khai thuế theo đúng quy định, Tổng cục Thuế đã nâng cấp phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai mã vạch 2 chiều phiên bản 3.0.2 đáp ứng bổ sung một số yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật cụ thể như sau:
- Phân loại tính chất hoá đơn trong Báo cáo mất, cháy, hỏng hoá đơn (BC21/AC): Nâng cấp bổ sung yêu cầu nghiệp vụ bắt buộc người sử dụng ứng dụng phải kê khai thông tin phân loại hoá đơn vào trường “Ghi chú” trên báo cáo bao gồm các giá trị như sau nhằm làm cho dữ liệu quản lý hoá đơn chính xác:
+ Mất, cháy, hỏng hoá đơn đầu vào
+ Mất, cháy, hỏng hoá đơn chưa BC sử dụng
+ Mất, cháy, hỏng hoá đơn đã BC sử dụng
- Cải thiện tốc độ Ghi/In/Kết xuất báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn (BC26/AC) với NNT có số lượng hoá đơn lớn.
- Bổ sung một số yêu cầu hỗ trợ NNT kiểm tra tính chính xác của dữ liệu khi kê khai:
+ Báo cáo hoá đơn: Hỗ trợ kiểm tra định dạng 3 ký tự cuối của mẫu số hoá đơn: bắt buộc là định dạng số trong khoảng từ 001 đến 999.
+ Tờ khai 01A/TNDN: Hỗ trợ định dạng chỉ tiêu Thuế TNDN phải nộp trong kỳ [32] không cho phép nhập số âm (trường hợp này chỉ xảy ra khi NNT vô tình nhập số âm).
Bắt đầu từ tháng 11/2011, khi kê khai báo cáo hoá đơn có áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu báo cáo hoá đơn tại phiên bản 3.0.2 thay cho các phiên bản trước đây.
Trường hợp NNT sử dụng 01 máy tính để kê khai các tờ khai thuế và 01 máy tính để kê khai các báo cáo hoá đơn thì NNT chỉ cần cài đặt lại phiên bản 3.0.2 cho máy tính kê khai báo cáo hoá đơn.
Lưu ý khi cài đặt: Người sử dụng chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.2 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5). Xem hướng dẫn cài đặt htkk 3.0.2 tại đây
Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải thông tin liên quan đến phần mềm hỗ trợ kê khai thuế tại đây:
Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 2.5.5_Update (đã thông báo cùng với phiên bản 3.0 trước đây).
Liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được cung cấp và hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.
Mọi phản ánh, góp ý của tổ chức cá nhân nộp thuế được gửi đến Cục Thuế theo các số điện thoại, hộp thư điện tử của Tổ hỗ trợ NNT về ứng dụng HTKK mà Cục Thuế đã cung cấp.
Tổng cục Thuế trân trọng kính báo./.
gdt.gov.vn

Công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản_Ebook (VACPA)


EBook là Công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản được xây dựng trên phần mềm nên có ưu điểm dung lượng nhỏ, dễ sử dụng với đầy đủ các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Chứng khoán, Chi phí, Tài chính, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, văn bản sắp ban hành…
Tải EBook1.0 tại đây!


Trong quá trình xây dựng EBook, VACPA đã chi tiết hệ thống và hệ thống hóa các văn bản này thành từng mục cụ thể. Đối với hệ thống Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán, Ban biên tập đã chi tiết theo từng chuẩn mực và đính kèm với các chuẩn mực này có các thông tư hướng dẫn nên rất thuận tiện cho quá trình tra cứu. Ngoài các văn bản tiếng Việt, EBook còn có các văn bản tiếng Anh là bản dịch của các chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế...
Ngay từ khi mới ban hành, EBook đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của các công ty kiểm toán và các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
Để hỗ trợ hội viên và bạn đọc trong quá trình nghiên cứu, học tập VACPA quyết định giới thiệu EBook trên website của Hội.
VACPA cũng rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn hội viên và quý độc giả để giúp EBook ngày càng hoàn thiện hơn. Trong khi sử dụng nếu phát hiện có gì sai sót hoặc khó khăn xin liên hệ với VACPA qua địa chỉ dưới đây:
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
P 304 – Nhà Dự án - Số 4, Ngõ I Hàng Chuối, Hà Nội
Các phiên bản EBook sẽ được VACPA cập nhật trong mục Văn bản pháp luật  tại website này.
Trân trọng cảm ơn!